Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Lưu ý khi chọn cáp quang

Cáp quang thường được sử dụng để kết nối đường trục chính của quốc gia, nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đó chỉ là trong quá khứ. Hệ thống cáp quang hiện tại được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, trường học, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tòa nhà dân dụng, văn phòng cho thuê,… Tùy theo từng môi trường cụ thể mà hệ thống cáp quang sẽ được lựa chọn một cách hợp lý nhất. Bài viết này sẽ giúp chúng ta lựa chọn được loại cáp quang phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng cũng như các yếu tố khác. 



1. Xác định yêu cầu về môi trường. 



Vật lý và môi trường là yếu tố đầu tiên cần được lưu ý trước tiên. Môi trường ở đây là nhiệt độ, độ ẩm,… Vật lý chính là độ rung và tải trọng của cáp,…
  • Cáp quang sử dụng trong nhà phù hợp với tiêu chuẩn chống cháy có ít lớp bảo vệ vật lý nên có thể linh hoạt hơn trong việc thi công lắp đặt (vỏ Indoor).
  • Cáp quang sử dụng ngoài trời có lớp UV chịu được những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ, độ ẩm, bụi,… Loại cáp này được thiết kế với nhiều lớp bảo vệ vật lý (vỏ Outdoor).
  • Cáp quang chôn trực tiếp có thêm vòng thép quấn bên trong tăng tính chịu lực cho cáp. Tăng khả năng chịu va đập và bảo vệ khỏi động vật gặm nhắm.
  • Chọn nhà phân phối cáp mạng AMP chính hãng, cáp mạng cat5, cat6 có CO/CQ rõ ràng để có được dây cáp đúng chất lượng cho công trình. 

2. Xác định yêu cầu về ứng dụng và khoảng cách truyền dẫn.

Cáp quang sẽ được sử dụng cho ứng dụng nào? Ứng dụng yêu cầu tốc độ 100Mbps, 1Gbps hay 10Gbps… Khoảng cách truyền dẫn giữa các kết nối là bao nhiêu? Tùy thuộc vào khoảng cách kết nối và tốc độ mà ta có thể chọn được loại cáp quang phù hợp. Bảng sau mô tả các ứng dụng và loại cáp quang tương ứng.

Trong đó: OM1, OM2, OM3, OM4 là cáp Multimode, OS1 là cáp Singlemode
Single Mode : Cáp quang Singlemode (SM) có đường kính core khá nhỏ khoảng 9µm, sử dụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá lớn. SM thường hoạt động ở 2 bước sóng (wavelength) 1310nm hoặc 1550nm thường sử dụng cho những ứng dụng tốc độ cao và khoảng cách kết nối lớn lên đến vài chục km.
Multimode: Cáp quang Multimode (MM) có đường kính core khoảng 50µm, 62.5µm. MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser để truyền tia sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm. MM có khoảng cách kết nối và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn SM.

3. Số lượng sợi quang cần sử dụng.

Số lượng sợi quang trong cáp quang thường dao động từ 1 đến 144 sợi, ta có thể chọn: 1, 2, 4, 6, 8, 12, 18, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96, 108, 120, 132, 144 sợi. Thông thường, chúng ta nên chọn loại cáp quang có số sợi quang lớn hơn so với nhu cầu thực tế sử dụng, mục đích để dự phòng sau này hoặc do yêu cầu băng thông nhiều hơn trong tương lai.
Hệ thống cáp quang được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau như trong nhà, ngoài trời, chôn dưới đất hoặc thậm chí trong các vệ tinh không gian. Do đó việc nắm bắt được cách phân loại cũng như nhu cầu sử dụng và mở rộng một cách chính xác sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư cho hệ thống kết nối cáp cấu trúc – hạ tầng cơ bản nhất của bất kỳ hệ thống mạng.

Bài viết sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.