Các hộ gia đình thường chi cần cắm dây UTP vào rồi vứt lăn lóc trên sàn ngồi lướt web, cùng lắm thì nhét vào góc tường (một số trường hợp sẽ bị ảnh hưởng chất lượng kết nối do UTP rất dễ bị nhiễu tín hiệu nếu để cần các loại dây có tín hiệu điện khác). Nhưng cũng đừng vì vậy mà chủ quan, nếu lúc nào đó bạn cần thiết lập một hệ thống mạng gia đình đòi hỏi phải đưa dây ra ngoài hoặc truyền qua khoảng cách hơi xa, hoặc đi dây gần các nguồn gây nhiễu như thiết bị điện, lúc đó kiến thức về STP sẽ cứu bạn một bàn thua trông thấy.
Lõi đặc (solid) hoặc Lõi bện (stranded)
Đây là phương pháp phân biệt theo cấu tạo các sợi dây dẫn đồng của cáp. Dây đồng lõi đặc, như cái tên mô tả, chỉ gồm một sợi nguyên khối, còn dây lõi bện do nhiều sợi con tạo này. Nói chung, dây lõi đặc tuy giúp truyền trên khoảng cách xa hơn nhưng rất kém linh hoạt và dễ bị hỏng nếu bị gấp khúc quá nhiều lần. Tuy vậy nhờ giá thành rẻ & dễ thao tác bấm cáp hơn nên loại này vẫn phổ biến hơn trên thị trường, vì vậy bạn cũng nên lưu ý không nên “đàn áp” dây mạng nhà mình quá nếu chưa chắc chắn rằng đó là dây lõi bện.
Cáp thẳng (Straight-through cable) và Cáp chéo (Crossover cable)
Đừng tưởng cứ mua dây Ethernet về, nối các sợi trong đó vào đầu chuyển RJ45 theo đúng màu tương ứng là dùng được hết cho tất cả các trường hợp. Tùy theo cách đấu nối các sợi từ 1>8 ở 2 đầu cáp Ethernet mà sợi cáp đó sẽ phục vụ các chức năng khác nhau. Cách nhớ chức năng đấu nối của 2 loại cáp cũng rất đơn giản, ta chia các thiết bị trong nhà thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Router, PC, Server, lap…
Nhóm 2: Switch, Hub và các thiết bị mạng khác
Những thiết bị cùng nhóm thì nối với nhau bằng cáp chéo, khác loại thì dùng cáp thẳng, vậy thôi. Tuy nhiên cần lưu ý vài vấn đề với các chú modem. Vốn dĩ ra thì modem không phải router hay switch hay hub gì cả, ban đầu nó ra đời để phục vụ một công việc riêng (chúng ta sẽ nói đến ở phần sau). Nhưng nhu cầu quản lí mạng trong hộ gia đình đâu có cần chuyên môn hóa quá làm gì, thành ra các nhà sản xuất - đặc biệt là các hãng TQ cứ thể thẳng tay tích hợp đủ thứ chức năng lên đó để tiện cho người dùng bình dân, định tuyến chuyển mạch rồi thì tường lửa NAT DHCP đủ cả. Phần lớn hoạt động như một router đơn giản nhưng một số loại cũ rẻ tiền thực ra lại hoạt động theo kiểu… switch để thêm nhiều cổng cho oai, thành ra ta phải để mắt một chút khi cắm cáp, tốt nhất là dùng chiếc cáp bán kèm modem.
Hoặc nếu như ngại bấm cáp, cách đơn giản nhất là ra cửa hàng mua từng đoạn cáp ngắn và nhờ họ bấm cho mỗi loại 1 2 sợi. Bạn thấy thế vẫn lằng nhằng? Hãy yên tâm là phần lớn các thiết bị hiện nay có chức năng Auto-MIDX giúp nhận biết loại cáp & loại kết nối để tự thay đổi cho phù hợp, nghĩa là bạn thích cắm thẳng chéo gì cũng được. Phần kiến thức này chỉ dùng cho những ai có hứng thú tìm hiểu để tối ưu chất lượng mạng hoặc tạm thời chưa có kinh phí nâng cấp lên thiết bị hỗ trợ Auto-MIDX.
Phân biệt cáp theo tốc độ
Nếu như từng tìm qua về các loại tốc độ cáp Ethernet trên mạng, bạn sẽ thấy nhiều nơi nói tới 5 6 hay tận 7 chuẩn tốc độ cho cáp xoắn Ethernet. Nói chung đây là các cấp trên lý thuyết, không có tác dụng mấy với người dùng cuối như chúng ta. Hiện ta chỉ cần biết đến:
Cat 5: Là loại cơ bản nhất, cung cấp tốc độ 10 Mbps hoặc 100 Mbps.
Cat 5e: Nâng cấp từ Cat 5 để hỗ trợ tốc độ tối đa 1000 Mbps.
Cat 6: Tốc độ lên tới 10Gbs!!!!
Phân chia thì là vậy, thậm chí sau Cat 6 còn có cả 6A, nhưng bạn dùng mạng ADSL tốc độ quanh quẩn vài trăm KBps? Bạn không bao giờ hoặc rất ít khi phải copy/stream vài trăm GB phim HD trong LAN? Router wifi nhà bạn chưa hỗ trợ nổi wifi chuẩn N chứ đừng nói là chuẩn AC mới nhất? Xin cứ bám lấy dây Cat 5 cho thanh thản. Kể cả nếu có làm hẳn vài máy trạm NAS trong nhà, nâng cấp lên Cat 5e cũng đã là lựa chọn tối ưu rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.