Là một dạng cáp xoắn đôi, cáp UTP đã được sử dụng hơn 100 năm bởi các hệ thống điện thoại, mạng máy tính. Nó còn có một tên gọi khác là cáp Ethernet, theo tên của mạng Erthernet, loại mạng sử dụng cáp UTP nhiều nhất trên thế giới. Và tính đến hiện nay thì cáp UTP được phân loại làm 7 loại, từ cat 1 có tốc độ và khả năng chống nhiễu thấp nhất thường dùng để truyền tín hiệu thoại trong ngành bưu điện đến cat 7 có tốc độ và khả năng chống nhiễu cao nhất.
2-Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted Pair)
Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và có tốc độ truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp xoắn đôi trần.
- Chi phí: đắt tiền hơn Thinnet và UTP nhưng lại rẻ tiền hơn Thicknet và cáp quang.
- Tốc độ: tốc độ lý thuyết 500Mbps, thực tế khoảng 155Mbps, với đường chạy 100m. Tốc độ phổ biến 16Mbps (Token Ring).
- Độ suy dần: tín hiệu yếu dần nếu cáp càng dài, thông thường ngắn hơn 100m.
- Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB –9).
Ngoài 2 dạng cáp trên, cáp xoắn đôi còn một dạng nữa là FTP (Foiled Twisted Pair). FTP là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và STP, nó hỗ trợ chiều dài tối đa 100m.
3-Ích lợi và hạn chế:
1) Ích lợi
Là loại cáp mỏng, mềm dẻo nên dễ dàng để kéo dài thành dây giữa những tường.
Cáp UTP nhỏ, nó không nhanh đổ đầy tràn những ống nối dây.
UTP chi phí ít hơn so với mọi cáp kiểu LAN khác
2) Hạn chế:
Tính cảm ứng của cáp xoắn tới phát xạ nhiễu điện từ phụ thuộc nhiều vào những sơ đồ Xoắn cặp (thông thường được cấp bằng sáng chế bởi những nhà sản xuất) và không được sứt mẻ trong thời gian sự cài đặt. Do đó, những cáp xoắn đôi thông thường có những yêu cầu khó khăn cho việc sắp đặt bán kính uống cong cực tiểu hoặc cực đại. Tính dễ vỡ tương đối này của những cáp xoắn đôi làm cho việc thực hiện việc cài đặt trở thành một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động của cáp.
Bài viết sưu tầm
Bài viết sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.