Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Làm thế nào để mua được dây cáp mạng chính hãng

Dây cáp mạng giá rẻ kém chất lượng hoặc không chính hãng là các loại dây, cáp mạng giả, kém chất lượng do được chế tạo từ kim loại đồng được pha với nhiều tạp chất, đường kính các sợi nhỏ và có khi làm thiếu số sợi vì vậy tiết diện của ruột dẫn nhỏ hơn so với quy định làm cho điện trở dây dẫn tăng, gây tổn thất dữ liện. Chưa kể, khả năng chịu cường độ dòng điện kém do tiết diện và điện trở lớn có thể gây quá tải và phát nóng. Mặt khác, phần cách điện được làm bằng các loại nhựa kém chất lượng, nhựa tái chế nên xốp, bở, giòn, dễ gãy nứt khi uốn, lắp đặt. Do vậy, trong quá trình sử dụng hay bị nóng, chập cháy, rò điện gây thiệt hại lớn về người và tài sản.


Dây cáp giả có tốc độ đường truyền chậm, mạng hay chập chờn thậm chí không thể kết nối mạng được. Chất lượng dây cáp cũng kém, dễ bị mục, đứt, không chịu được mưa nắng hay các loài gắm nhấm phá hoại thậm chí dễ gây cháy, nổ, ô nhiễm môi trường xung quanh.


Đối với các cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp, trường học… nếu mua phải dây cáp mạng giá rẻ kém chất lượng hoặc không chính hãng, dây cáp bị nhái, làm giả sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh, làm ăn.

1.Làm thế nào để có thể mua được dây cáp giá rẻ chính hãng, chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dây mạng để người tiêu dung có thể lựa chọn tùy theo các nhu cầu khác nhau như: dây mạng Cat5e, cáp Cat6, Cáp quang,… Bên cạnh đó, đánh vào tâm ý thích hàng rẻ của người tiêu dung nên rất nhiều các loại cáp mạng nhái, cáp mạng kém chất lượng ra đời và hiện đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trên thị trường. Vậy làm thế nào để có thể mua được cáp mạng giá rẻ mà vẫn có thể đảm bảo chất lượng?

1.1.Chứng từ, chứng nhận của cáp:

+ CO, CQ



– C/O (Certificate Of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại chính nước đó.

– C/Q (Certificate Of Quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hay các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là để chứng minh hàng hóa có đạt chất lượng hợp tiêu chuẩn ban bố kèm theo hàng hoá hay không.

+ ISO

ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn của các quốc gia. ISO đưa ra các tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại trên phạm vi toàn thế giới. ISO ban bố các tiêu chuẩn quốc tế cho các nhóm sản phẩm dịch vụ riêng và chứng nhận cho các công ty đạt tiêu chuẩn bằng “Chứng nhận ISO”. ISO còn là thước đo cho cả một quá trình sản xuất chứ không riêng gì sản phẩm/dịch vụ.

+ CE

Dấu CE là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà sản xuất rằng sản phẩm của họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu, hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) đều phải có dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu.

+ ROHS

ROHS là viết tắt của Restriction of Certain Hazardous Substances – một tiêu chuẩn nhằm hạn chế những vật chất nguy hiểm để góp phần bảo vệ môi trường xanh & sạch. Tiêu chuẩn này cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất như: Thuỷ ngân ( Hg), Cadmium (Cd), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), PBBs (polybrominated biphenyls) và Chì (Pb).

ROHS còn được hiểu là tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và chứng nhận sản phẩm thân thiện cho môi trường.

Bài viết sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.